Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Các điều trị bệnh gút mới nhất cho ngươi tuổi 55

Với sự tiến bộ của khoa họa kĩ thuật thì việc điệu trị bệnh gút cũng có những thay đổi so với trước. Vậy những thay đổi như thế nào và có phải là các điều trị bệnh gút hiệu quả nhất cho người tuổi 55


Cách chữa bệnh Gút theo Tây y

Tây y cho rằng gút là căn bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin gây tăng hàm lượng axit uric trong máu dẫn tới lắng đọng các tinh thể muối urat làm hình thành các cục tophi và gây ra cơn đau buốt dữ dội.

Hiện nay có 2 phương pháp để điều trị bệnh Gút theo thuốc tây:

Điều trị khi có các cơn Gút cấp

Phương pháp điều trị các các cơn Gút cấp nhằm chữa trị tạm thời cắt các cơn đau, giúp giảm đau nhức xương khớp, phòng ngừa các phản ứng viêm. Thuốc thường có tác dụng sử dụng trong 24h đầu tiên. Một số loại thuốc trị các cơn gút cấp không steriod có thể kể đến như Colchicine, naproxen, etoricoxib, ibuprofen…
  • Naproxen: có tác dụng giảm đau, kháng viêm và hạ sốt mạnh. Naproxene là thuốc không steriod của acide propionique, ức chế sinh tổng hợp của prostaglandine. Hoạt chất chính dưới dạng muối Na của thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn nên có tác dụng giảm đau xảy ra nhanh, sau khi uống thuốc khoảng 15 đến 30 phút.
  • Colchicine: Colchicine thực tế không phải thuốc giảm đau nhưng nó lại khá hiệu quả trong việc giảm sự tiếp xúc va chạm của tinh thể urat vào màng khớp. Thuốc viên colchicine cần được sử dụng càng gần thời gian diễn ra cơn đau càng tốt, tối đa là 24h sau cuộc tấn công gút, nếu không hầu như chúng sẽ vô tác dụng. Liều khuyến cáo của loại thuốc này là 0,5 mg 2 – 4 lần mỗi ngày, tùy thuộc vào cân nặng, độ tuổi và vấn đề sức khỏe. Một số người không thể dùng colchicine vì chúng gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy… Vì thế, hãy bắt đầu bằng một liều colchine thấp và tăng dần nếu bạn không thấy dấu hiệu gì bất ổn.
Hiện nay, có khá nhiều các loại thuốc giảm đau tương tự như vậy tuy nhên giống như tất cả các loại thuốc khác, thuốc chống viêm không steroid sẽ có thể để lại các tác dụng phụ dù bác sĩ kê giảm thiểu liều. Nhưng nếu sử dụng kéo dài bạn vẫn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, hư hại niêm mạc dạ dày, các bệnh về thận, tim mạch…

Điều trị lâu dài để giảm axit uric trong máu

Các loại thuốc kể trên dùng để giảm bớt triệu chứng đau đớn của các cơn đau gút nhưng không có tác dụng giúp điều chỉnh, lấy lại cân bằng hàm lượng axit uric trong máu. Cách chữa bệnh gút lâu dài và hiệu quả nhất là tác động vào nguyên nhân gây bệnh chứ không phải đi chữa các hậu quả của bệnh.

Với phương pháp điều trị nhằm vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh thường sử dụng các loại thuốc giảm nồng độ axit uric, từ đó ngăn chặn sự lắng đọng tinh thể urat trong khớp xương, bào mòn các cục tophi đã hình thành trước đó. Một số loại thuốc tỏ ra hữu dụng trong trường hợp này có thể kể đến như:
  • Allopuronol: có tác dụng làm giảm sản xuất axit uric. Ban đầu bạn nên dùng liều thấp rồi tăng dần theo thời gian để tránh các tác dụng không mong muốn như phát ban hay đau bụng có thể xảy ra.
  • Febuxostat: cũng có tác dụng ức chế sự sản sinh axit uric và tăng cường đào thải ra bên ngoài theo hệ thống tiết niệu. Tuy nhiên, khi mới sử dụng Febuxostat cũng có khả năng gặp một số các tác dụng phụ của thuốc như: các cơn đau gút kéo đến nhiều, gặp các bệnh tiêu chảy, đau đầu, cơ thể mệt mỏi,..
  • Pegloticase: làm giảm axit uric một cách nhanh chóng hơn nhiều so với thuốc khác. Thuốc được tiêm mỗi tuần 2 lần vào tĩnh mạch. Các tác dụng phụ có thể gặp: buồn nôn, bầm tím vùng tiêm, đau họng, táo bón, đau ngực..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét